Các đốm mụn đầu đen, mụn cám li ti dù không gây cảm giác đau nhức nhưng lại là những vấn đề mụn thường xuyên tái phát nhất. Chúng ta hoàn toàn có thể tự “xử lý” chúng chỉ cần đảm bảo các yếu tố về sát khuẩn. Nhưng liệu nên nặn mụn vào thời gian nào trong ngày và nặn mụn như thế nào để an toàn và tránh để lại thâm sẹo tốt nhất?
1. Thời điểm trong hợp thích hợp để nặn mụn là khi nào?
- “Nên nặn mụn vào thời gian nào trong ngày?” chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những bạn thường có thói quen tự nặn mụn tại nhà.
Nên nặn mụn vào thời gian nào trong ngày?
Thời điểm nặn mụn không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc “thành bại” của quá trình nặn mụn mà tình trạng da mụn hiện tại cùng kỹ thuật lấy nhân mụn mới là những điều quan trọng nhất.
- Nếu bạn không đảm bảo được môi trường nặn mụn được kháng khuẩn, kháng viêm đúng cách hoặc tự ý tiến hành nặn những loại mụn chưa “chín muồi”, chưa gom cồi thì dù nặn mụn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng sẽ đều tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm, làm tổn thương bề mặt da nghiêm trọng.
- Còn đối với những dạng mụn trứng cá ở thể nhẹ như mụn đầu đen, mụn cám thì chúng ta có thể làm sạch loại bỏ nhân mụn một cách dễ dàng.
- Thời điểm trong ngày thích hợp nhất để nặn mụn là vào buổi tối.
Bởi nặn mụn vào buổi tối sẽ giúp làn da hạn chế được các tác động từ môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi và ô nhiễm,...
Điều này sẽ giúp vị trí nhân mụn sau khi lấy không bị gây kích ứng và đảm bảo vết thương hở được che chắn bảo vệ đúng cách.
- Ngoài ra, khi nặn mụn vào buổi tối làn da sẽ có đủ thời gian để phục hồi và thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết thương một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Chia sẻ các bước giúp nặn mụn tận gốc không để lại sẹo
- Sau khi đã nắm được nên nặn mụn vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất thì bạn đọc cần chú ý thực hiện lấy nhân mụn đúng quy trình để đảm bảo loại bỏ nhân mụn tận gốc, giúp ngăn mụn tái phát và hạn chế tối đa các tình trạng viêm nhiễm trên da không mong muốn.
Chia sẻ các bước giúp nặn mụn tận gốc không để lại sẹo
Quy trình các bước giúp nặn mụn tận gốc không để lại sẹo:
- Rửa tay bằng xà phòng
- Sát khuẩn dụng cụ lấy nhân mụn và chuẩn bị thêm tăm bông, bông gòn y tế
- Vệ sinh da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, sau đó lau khô bằng bông tẩy trang
- Thoa một lớp povidine mỏng để sát khuẩn vùng da mụn
- Lau lại bằng khăn bông ướt
- Tiến hành nặn nhân mụn
- Và cuối cùng là sát khuẩn làm sạch da.
Chúng ta cần lưu ý rằng chỉ nên lấy nhân mụn đầu đen, mụn cám hoặc các đốm mụn đã gôm khô cồi có thể nặn lấy nhân mụn một cách dễ dàng.
Tuyệt đối không được tự ý nặn các dạng mụn bọc, mụn nang hay mụn sưng viêm có kèm mủ.
Việc tự ý nặn mụn không đúng cách sẽ không những gây áp lực làm tổn thương lên vùng da mụn mà đồng thời còn khiến tình trạng mụn bị sưng tấy, viêm nhiễm và lan rộng ra những vùng da xung quanh.